Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng mạng xã hội để thực hiện mưu đồ hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước. Bằng các chiêu trò lập ra nhiều trang, fanpage, tài khoản Facebook, Blog giả mạo, núp dưới những tên gọi chính thống hoặc giả mạo để đăng tải những thông tin xuyên tạc, bịa đặt tình hình chính trị ở Việt Nam.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, Việt Nam có số lượng lớn người sử dụng interner, mạng xã hội so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sau 20 năm (từ năm 1997 đến năm 2019), Việt Nam là nước xếp thứ 18 trên 20 nước có tỷ lệ người sử dụng internet đông nhất thế giới. Đối với mạng xã hội (Facebook, You tube, Zalo,..) Việt Nam đã có 70 triệu tài khoản Zalo, 48 triệu tài khoản Facebook, là một trong mười nước có số người dung Youtube cao nhất thế giới.

Tính đến cuối năm 2018, nước ta đã có 64 triệu người dùng internet (tăng 13,5 triệu người so với năm 2017), chiếm 67% tổng dân số (trong khi thế giới là 52%) và hơn 55 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm 57% tổng dân số (thế giới là 42%). Thời gian trung bình một người Việt Nam sử dụng internet mỗi ngày khoảng 6 giờ 52 phút (2 giờ 57 phút dành cho mạng xã hội). Độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm 68% lượng người dùng internet.

Từ các số liệu trên cho thấy, mạng xã hội Facebook, Youtube sẽ là phương tiện chính bị các thế lực phản động, thù địch thực hiện các chiến dịch phát tán thông tin nhằm gây nhiễu loạn xã hội trong nước.

Một số thủ đoạn chống phá trên internet và mạng xã hội của các thế lực thù địch

Một là, tuyên truyền các nội dung dối trá, lừa bịp; bóp méo, thổi phồng, xuyên tạc những khuyết điểm, sai lầm hoặc lợi dụng các sơ hở trong quản lý của cấp ủy đảng, chính quyền để vu cáo, bôi nhọ, hạ thấp uy tín. Các thông tin này được lặp đi, lặp lại nhiều lần trên diễn đàn, kéo dài theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

Trong thủ đoạn này chúng triệt để lợi dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào “sự hiếu kỳ của công chúng”. Đây là thủ đoạn lợi dụng việc báo chí chính thống trong nước khi đưa tin đều phải qua quá trình tiếp cận thực tế, kiểm định nguồn tin, biên tập, thông qua rồi mới đăng tin, bài. Thậm chí, để bảo đảm tính chính xác của thông tin và lợi ích của việc đưa tin về một vấn đề nào đó, có thể bị chậm chễ đưa tin. Lợi dụng “khoảng trống thông tin” này chúng ồ ạt phát tán trực tiếp những tin bài xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua các tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận quan tâm, nhất là những vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước chính quyền các cấp dưới các dạng như thông tin sự việc, đặt câu hỏi, bỏ ngỏ vấn đề để bạn đọc suy nghĩ, như: Ai đứng sau “Vũ Nhôm”, “Út Trọc”?.. Nhiều người chỉ đọc tiêu đề, không đọc nội dung đã bày tỏ thái độ (thích, yêu thích...) và chia sẻ hoặc tham gia bình luận.

Hai là, lập ra hàng trăm trang web, trang, nhóm (phần lớn máy chủ đặt ở nước ngoài) để thu thập, bịa đặt, nhào nặn, trộn lẫn tốt - xấu, thật - giả, tán phát thông tin, tài liệu, hình ảnh xấu độc, tung ra các luận điệu vu cáo, bình luận thâm độc, kêu gọi trắng trợn, thu hút sự phụ họa của các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị để chống phá.

Quản trị của Trang “Văn hóa Việt” là người nước ngoài

 

Thực hiện thủ đoạn này, chúng công khai liên kết với nhau, tạo thành “phong trào” tạo sức ép dư luận cho Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp phải “điều chỉnh” nhượng bộ theo ý đồ của chúng. Ví dụ như khi Quốc hội chuẩn bị thông qua “Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”, dựa vào tâm lý “ghét Trung Quốc” của nhân dân, hàng trăm trang web, hội, nhóm trên internet, mạng xã hội đồng loạt tung tin “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” là bán nước cho Trung Quốc, từ đó kích động những người nhẹ dạ, cả tin biểu tình, đập phá các công ty có yếu tố nước ngoài nhất là của Đài Loan, Trung Quốc trên địa bàn một số tỉnh, thành.

Với thủ đoạn kỹ thuật sao chép, cắt dán hình ảnh để tạo sự kiện “giả như thật”; mở diễn đàn với nhiều tên gọi khác nhau, như: “Chống tham nhũng”, “Liêm chính”, “Hội những người Việt Nam yêu nước”, “Văn hóa Việt”,... sau đó đăng các bài viết, bình luận mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các lão thành cách mạng, các trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng,... gây nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng nhằm kích động, lôi kéo, gậy sự chú ý của dư luận.

Ba là, xuyên tạc thông tin mới, “làm mới” thông tin cũ; bóp méo, xuyên tạc sự thật, gây nhiễu loạn thông tin, “làm nóng” tình hình, kích động tâm lý đám đông nhằm tập hợp, lôi kéo nhiều phần tử khác trong xã hội tham gia.

Chúng quy chụp những hạn chế, tiêu cực của một vài cá nhân thành bản chất của chế độ, tạo tâm lý bán tín, bán nghi trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động mua chuộc, móc nối, lôi kéo các phần tử suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bất mãn và những người thiếu thông tin, dao động để tham gia chống phá.

Thủ đoạn tán phát thông tin của các thế lực phản động, thù địch trên internet và mạng xã hội.

Các thông tin xấu độc được tán phát với nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau, tuy nhiên thủ đoạn được ghi nhận nhiều nhất là các thế lực thù địch thành lập các kênh thông tin và để thu hút người truy cập, trong giai đoạn đầu, những phần tử quản trị các trang web, diễn đàn thường nỗ lực tổng hợp các tin tức từ các nguồn báo chí chính thống và các nguồn tin từ nước ngoài. Khi thu hút được một lượng công chúng truy cập thường xuyên, chúng cài dần các thông tin xấu độc, theo tỷ lệ tăng dần cả về số lượng và mức độ bịa đặt, bóp méo sự thật; luận điệu phản động, sai trái cũng sẽ tăng dần theo.

 

Trang “Văn hóa Việt”, ban đầu chỉ đưa những nội dung về văn hóa, xã hội,

những mẹo vặt trong cuộc sống.

Cài dần các thông tin xấu độc, theo tỷ lệ tăng dần cả về số lượng và mức độ bịa đặt,

bóp méo sự thật; luận điệu phản động, sai trái

 

Chính vì thế, nhiều người truy cập internet, mạng xã hội; đặc biệt là giới trẻ - ít đọc báo in, chỉ đọc báo mạng thông qua các đường dẫn của bạn bè trên mạng xã hội dễ dàng mắc mưu của các thế lực phản động, thù địch, bị dẫn dắt và bị động trong việc tiếp nhận thông tin xấu độc trên các trang mạng và các diễn đàn.

Theo quy định của pháp luật hiện nay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có quyền tự do sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên hành vi lợi dụng mạng xã hội để bôi nhọ, vu cáo, gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì tùy từng mức độ, có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Người sử dụng mạng xã hội cần hiểu được rằng việc bản thân mình đăng tải, chia sẻ những thông tin xấu, độc lên mạng xã hội là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức. Những hành vi này nếu gây hậu quả nghiêm trọng, có đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể phạm vào một trong các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009) như: Tội vu khống (Điều 122), Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet (Điều 226), Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253). Trong một số trường hợp nhất định có thể phạm Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88), Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (Điều 258)...

Điển hình, trước thông tin về dịch bệnh tả lợn Châu Phi, Facebook Trần Thu Hồng đăng tải về việc gian thương đào 800 con lợn dịch đã bị tiêu hủy lên để mổ bán ra thị trường. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra đây là thông tin giả mạo, xử phạt Trần Thị Hồng 10 triệu đồng, buộc gỡ bài và đăng thông tin đính chính trên Zalo và Face book.

Hình ảnh chụp từ trang cá nhân của Trần Thu Hồng trước và sau

khi tung tin về vụ thịt lợn bẩn ở Đăk Mil

 

Do vậy, trước tiên và hơn ai hết, mỗi người dùng mạng xã hội phải có sự hiểu biết pháp luật, tự đề kháng, tự bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, tiêu cực; đồng thời nêu cao ý thức cảnh giác, sàng lọc thông tin trước khi tiếp cận, nghiên cứu, sử dụng, không nghe theo hoặc tham gia bình luận, chia sẻ những thông tin xuyên tạc, vu khống. Nếu không hiểu biết pháp luật, mỗi người sử dụng mạng xã hội hoàn toàn có thể vô ý gây ra những hậu quả rất khó lường. Hãy là người thông thái khi tham gia mạng xã hội: Share có ý thức; Đọc có chọn lọc; Bình luận có trách nhiệm; Like có chừng mực và bình tĩnh trong mọi trường hợp.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      /portal
       Liên kết website
       Bình chọn
      Thống kê: 76.249
      Online: 46